Quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn đem đến nhiều thách thức khiến cho các nhà lãnh đạo phải đối mặt với hàng loạt vấn đề từ kinh doanh, sản xuất, nhân lực, quản lý nội bộ…Là một người quản lý, bạn không thể lúc nào cũng chạy theo các vấn đề một cách bị động, hổng đâu vá đấy mà luôn phải có một cái nhìn tổng quát và toàn diện. Sau đây là 5 yếu huyệt mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp phải do F1Plus tổng hợp lại, hy vọng sẽ đem đến nhiều thông tin hữu ích cho doanh nghiệp của bạn. 

1. Sản phẩm tốt nhưng không tiếp cận được khách hàng

Có rất nhiều lý do khiến cho việc ra mắt một sản phẩm tốt nhưng không tiếp cận được đến khách hàng tiềm năng. Một trong những lý do hàng đầu là tiếp cận sai khách hàng mục tiêu. Đôi khi người sử dụng trực tiếp sản phẩm lại không phải là người mua hàng. Ví dụ như các sản phẩm trẻ em..thì người mua hàng lại là các bậc phụ huynh còn người dùng là trẻ nhỏ. Nếu không xác định được đúng khách hàng mục tiêu thì sẽ bị tiếp thị nhầm và không đem đến hiệu quả. 

 

 

Một vấn đề nữa mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường gặp phải khi tiếp cận khách hàng tiềm năng chính là không nghiên cứu trước thị trường. Các doanh nghiệp cần xác định đâu là thị trường mục tiêu của mình, thị trường nào mang đến nhiều khách hàng tiềm năng nhất, đem lại doanh số bán hàng cao nhất cho doanh nghiệp mình. Hãy tìm đến những thị trường có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn nhiều nhất. 

2. Không lựa chọn đúng sản phẩm & mô hình kinh doanh phù hợp. Không nắm bắt được xu hướng thị trường & vòng đời sản phẩm.

Một trong những yếu tố quyết định thành bại trong kinh doanh chính là lựa chọn đúng mặt hàng để bán. Sản phẩm đúng là nhân tố quan trọng nhất để khởi đầu xây dựng một công ty có lợi nhuận và phát triển. Hiểu sản phẩm của mình, biết được chỗ đứng của sản phẩm đang ở đâu trong thị trường, nó có phải xu hướng của thị trường không và xác định được sản phẩm đó đang ở giai đoạn nào trong vòng đời sản phẩm. 

Nếu bạn không xác định được các yếu tố này thì doanh nghiêp của bạn rất dễ gặp phải tình trạng “đứt gánh giữa đường”. Dù kinh doanh sản phẩm nào thì cũng phải nắm rõ biểu đồ chu kỳ sống của sản phẩm để tránh trường hợp lúc lãi nhiều thì không có sản phẩm để bán, còn lúc nhu cầu giảm thì hàng lại tồn nhiều. 

3. Không có kiến thức về marketing

Có rất nhiều doanh nghiệp bỏ ra chi phí marketing lớn, cày cuốc để ra một lượng data khách hàng cao nhưng tỷ lệ chốt đơn hàng lại cực thấp. Một số các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, thường nghĩ rằng khách hàng sẽ tự tìm đến mình và khi mình đã có chỗ đứng trên thị trường thì marketing là điều không cần thiết, không mất thời gian công sức và chi phí để tiếp thị. 

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ phần lớn đều rơi vào tình trạng thiếu nhân lực, yếu về tài chính, chưa có bộ phận chuyên môn làm marketing, hoặc có nhưng thiếu kiến thức chuyên sâu về marketing. Thuê công ty truyền thông bên ngoài có uy tín như Pisa Network là một trong những giải pháp hữu ích cho doanh nghiệp vừa và nhỏ nên áp dụng. 

4. Sếp ôm hết việc còn nhân viên ngồi chơi

Nhiều nhà quản lý cho rằng, họ càng “ôm” nhiều việc thì vị trí của họ càng quan trọng, hoặc nhân viên làm không tốt nên họ phải tự tay làm. Một số nhà quản lý thì e ngại việc trao quyền quá nhiều sẽ khiến cho nhân viên lạm dụng và mất quyền kiểm soát công việc. 

Chính những lo ngại thiển cận này đã khiến cho họ phải gồng mình lên để làm hết mọi việc. Thay vì tập trung vào việc trao quyền, kiểm soát và đưa ra các chiến lược, họ tự trói mình vào guồng quay của các việc quá chi tiết mà không thoát ra được. 

 

5. Không xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Các nhà lãnh đạo khôn ngoan sẽ nhận  biết được rằng xây dựng văn hóa doanh nghiệp là điều quan trọng nhất để phát triển môi trường làm việc hiệu quả, tạo động lực và truyền cảm hứng cho nhân viên. Văn hóa doanh nghiệp là gốc rễ của mọi vấn đề, gốc có chắc chắn và khỏe mạnh thì ngọn mới phát triển tươi tốt. Vì thế, với những doanh nghiệp không xây dựng văn hóa doanh nghiệp, nhân viên sẽ luôn có cảm giác không muốn đến văn phòng, chỉ làm việc rồi về, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công việc.