Đối với mỗi doanh nghiệp việc xây dựng chiến thuật bán hàng thông minh được coi là chìa khóa vạn năng để khi đưa ra một sản phẩm mới thị trường sẽ luôn đón nhận, việc bán ra thuận lợi và đạt được doanh thu cao nhất.

Một chiến thuật bán hàng thông minh không chỉ rút ngắn thời gian sản phẩm tiếp cận khách hàng mà còn giúp doanh nghiệp phân bổ được nguồn chi phí, nhân sự hợp lý.

 

Chiến thuật bán hàng thông minh là gì?

Chiến thuật bán hàng thông minh có thể hiểu là một bản kế hoạch chi tiết về mục tiêu doanh số bán hàng phải đạt được cùng với đó sẽ là cách thức, phương pháp tối ưu để hiện thực hóa mục tiêu đã đặt ra.

 Một bản kế hoạch chi tiết không chỉ đánh giá được tình hình sản phẩm của doanh nghiệp hiện tại, mà còn có thể tìm ra được điểm ưu việt cạnh tranh so với đối thủ từ đó sẽ có bước đi đúng đắn để chiếm được thị phần lớn hơn của thị trường. 

 


 

Xây dựng chiến thuật bán hàng thông minh.

Xây dựng chiến thuật bán hàng dựa trên việc lấy khách hàng làm trung tâm. Khi nhìn thấu được insight của người tiêu dùng quá trình đẩy mạnh bán hàng của doanh nghiệp mới diễn ra thuận lợi tạo tiền đề cho sự phát triển mở rộng quy mô doanh nghiệp. 

 

Thấu hiểu nhu cầu của khách hàng mục tiêu không đơn giản chỉ là nắm được nhu cầu đang cần ở thời điểm hiện tại mà còn hướng tới những nhu cầu mong muốn của họ trong tương lai. Đòi hỏi nhà quản lý khi xây dựng chiến thuật bán hàng phải tìm hiểu, phân tích kỹ thói quen, hành vi của nhóm khách hàng mục tiêu.

Khi xây dựng chiến thuật bán hàng có thể lựa chọn hình thức Inbound Sales hoặc Outbound Sales.

  • Inbound Sales: Đây là một chiến thuật bán hàng thông minh, hiện nay được nhiều nhà quản lý áp dụng. Ở hình thức này doanh nghiệp sẽ lấy khách hàng làm trung tâm và tập trung giải quyết bận tâm của khách hàng. Khi đã có được được những trải nghiệm cụ thể của khách hàng, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc đưa ra kế hoạch cải thiện sản phẩm của mình. Việc quan tâm tới cảm nhận của người tiêu dùng để cải thiện sản phẩm, giúp doanh nghiệp lấy được niềm tin và chỗ đứng trong lòng khách hàng. Yếu tố này vô cùng quan trọng để tạo nên một tệp khách hàng trung thành và cũng là những nhà quảng cáo miễn phí cho sản phẩm của doanh nghiệp. 


 

  • Outbound Sales: Chiến lược này sẽ tập trung vào nhóm khách hàng mục tiêu cụ thể. Thông qua một số hình thức Marketing trực tiếp để đưa thông tin sản phẩm doanh nghiệp đến với khách hàng như: chạy quảng cáo, gửi email, gọi điện thoại…. Ở hình thức này mặc dù thông tin được gửi trực tiếp tới đúng  khách hàng mục tiêu nhưng chưa chắc tỉ lệ chuyển đổi thành doanh thu sẽ lớn. Bên cạnh đó đôi khi hình thức này cũng sẽ tạo cảm giác không mấy vui vẻ cho những khách hàng chưa thực sự có nhu cầu, hoặc không quan tâm về sản phẩm của doanh nghiệp. Vì vậy khi xây dựng chiến thuật Outbound Sales cần phân tích kỹ lưỡng xác định đúng khách hàng tiềm năng để tránh ảnh hưởng xấu tới danh tiếng của doanh nghiệp.

 

Hình thức Outbound sales giống như phát loa truyền đi thông điệp kêu gọi: “Hãy nhanh chóng mua sản phẩm của tôi ngay bây giờ”, còn Inbound Sales lại tập trung vào việc lắng nghe khách hàng và nhu cầu của họ để đưa ra giải pháp tốt nhất. Mỗi chiến thuật bán hàng đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng nếu nhà quản lý biết cách vận dụng và tìm được những điểm mấu chốt khi xây dựng chiến thuật chắc chắc sẽ có được kết quả đáng mong đợi. Mỗi doanh nghiệp hãy xây dựng một chiến thuật thông minh trước khi muốn bán một sản phẩm đây là cách tốt nhất để giảm rủi ro và xác định được đúng con đường dẫn tới thành công.

 

Trên đây là những thông tin được tổng hợp và phân tích bởi PiSA Network đối với chiến thuật bán hàng thông minh phát triển quy mô. Chúng tôi hi vọng cung cấp thông tin hữu ích cho doanh nghiệp.

Cao Văn Hiển, F1 Plus Team.