Bối cảnh căng thẳng dịch bệnh Covid-19 đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo ra những đột phá mới trong sản xuất.  Tuy nhiên, cú giáng đòn chí tử của đại dịch  cũng là một hồi chuông cảnh tỉnh đối với những doanh nghiệp không nghĩ đến triển khai chuyển đổi số, và nó cũng không loại trừ các doanh nghiệp sản xuất. 56% số doanh nghiệp chưa triển khai chuyển đổi số trước khi dịch Covid bùng nổ nhận thấy mình bị hạn chế về khả năng đối phó với Covid-19.

Khi công nghệ đang thay đổi ngày một nhanh và cạnh tranh ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp sản xuất đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức, có không ít doanh nghiệp tỏ rõ đang lúng túng khi chuyển đổi số

Thứ nhất, bài toán về chi phí được đặt lên hàng đầu. Nằm trong một ngành năng động và nhạy cảm về tiền mặt, các nhà sản xuất cần giải quyết cẩn thận mọi giới hạn về ngân sách và nguồn lực. Và khi chưa có một chiến lược rõ ràng sẽ không tránh khỏi làm cho các chủ doanh nghiệp e ngại và dè dặt hơn trong việc đầu tư chuyển đổi số.

Thứ hai, đó là thách thức về thay đổi tư duy ngay trong doanh nghiệp. Việc các nhà lãnh đạo sẵn sàng chấp nhận thay đổi để duy trì tính cạnh tranh là vô cùng quan trọng. Các nhà lãnh đạo phải là những nhà lãnh đạo số, có khả năng thay đổi nhanh chóng, linh hoạt với những thay đổi của công nghệ diễn ra hàng ngày.

Thứ ba, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây cũng là rào cản chủ yếu khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình chuyển đổi số. Nhân sự cũ tại công ty có thể thấy lúng túng và miễn cưỡng khi phải thay đổi cách thức làm việc.

Cuối cùng, những bất ổn trong diễn biến dịch bệnh, việc áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội tại nhiều thành phố trung tâm như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai…ảnh hưởng đến lưu thông hàng hóa, đứt gãy chuỗi cung ứng, nhân sự nghỉ việc… tác động lớn đến việc sản xuất của các doanh nghiệp.

Đổi mới để đối phó với thách thức

Tập đoàn Nike, chuyên sản xuất giày dép, quần áo thể thao cho biết đã phải dựa vào chuyển đổi số để vượt qua cơn khủng hoảng, đặc biệt trong thời kỳ Covid-19. Nike đã có một cuộc cải tổ chuyển đổi số toàn diện, nhằm tái cấu trúc doanh nghiệp, hình ảnh thương hiệu, chuỗi cung ứng của tập đoàn. Nhờ chiến lược chuyển đổi số thành công, bắt kịp với xu thế, xây dựng hẳn một hệ sinh thái mua sắm trực tuyến, đem lại cho khách hàng những trải nghiệm vô cùng khác biệt, Nike đã có một bước tăng trưởng rõ rệt thể hiện qua các con số doanh thu của hãng.

Nanoco, là công ty chuyên sản xuất và phân phối thiết bị điện của Việt Nam, Lào, Campuchia, đã chuyển đổi số thành công toàn bộ hệ thống với nền tảng Office 365 của Microsoft. Tecomen Group, với thương hiệu máy lọc nước Karofi tại Việt Nam đã chuyển đổi số thành công để vận hành và duy trì mức tăng trưởng trong đại dịch.

Một nghiên cứu của IFS cho hay, 55% công ty sản xuất vẫn tiếp tục duy trì hoặc tăng chi phí vào việc chuyển đổi số trong bối cảnh đại dịch Covidd-19 vì những lợi ích rõ rệt mà chuyển đổi số mang lại.

Để chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp cần phải có chiến lược rõ ràng, vạch ra lộ trình rõ ràng cho hành trình chuyển đổi số trong nhà máy sản xuất của mình. Căn cứ vào những vấn đề và mục tiêu của từng doanh nghiệp mà sẽ có những lộ trình khác nhau. Và không thể không kể đến sự hỗ trợ của các dịch vụ công nghệ 4.0. Rất ít các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp SMEs có đủ khả năng nội bộ để tự phát triển công nghệ đáp ứng với mục tiêu của doanh nghiệp do thiếu thốn nguồn lực và chi phí tốn kém. Bằng việc kết nối với các dịch vụ điện toán đám mây F1 Plus, doanh nghiệp sẽ tiếp cận được với công nghệ mới nhanh hơn, tập trung vào khách hàng hơn, đồng thời tránh được những lãng phí tài nguyên không cần thiết.

Tham khảo :

N-iX, Digital Transformation, Featured success stories

Chuyển đổi số cho DN Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư